Xử lý độ co rút vải là công đoạn sử dụng nhiệt của hơi nước trong buồng hơi cho vải đi qua để vải co ở mức độ tối đa, sau đó qua buồng làm mát dùng quạt gió để thổi để ổn định vải. Vải sau khi xử lý đạt độ co tối đa, không còn bị co rút sau khi giặt, là. Ngoài ra, vải sau xử lý bằng máy xử lý co còn có bề mặt mịn, mềm không bị cứng như cách các xử lý bằng nhiệt khác.
Xử lý độ co rút vải
Xử lý độ co rút vải là công đoạn sử dụng nhiệt của hơi nước trong buồng hơi cho vải đi qua để vải co ở mức độ tối đa, sau đó qua buồng làm mát dùng quạt gió để thổi để ổn định vải. Vải sau khi xử lý đạt độ co tối đa, không còn bị co rút sau khi giặt, là. Ngoài ra, vải sau xử lý bằng máy xử lý co còn có bề mặt mịn, mềm không bị cứng như cách các xử lý bằng nhiệt khác.
Nếu vải sau khi may thành phẩm, bị co rút khi giặt, là, thì cần phải xử lý độ co rút vải trước khi đưa vào sản xuất.
Loại vải nào nên xử lý co rút ?
Các loại vải hay bị co rút nhiều là: Vải jeans, vải spandex, vải dệt kim, co dãn 4 chiều, vải lanh, vải cotton........
Vì sao nên xử lý vải trước khi đưa vào sản xuất:
Để đảm bảo sản phẩm quần áo khi đến tay người tiêu dùng không bị co rút sau 1 vài lần giặt là, các hãng thời trang lớn thường xử lý vải trước khi đưa vào cắt.
Các công đoạn xử lý co rút vải:
Đầu tiên vải được đưa vào máy xử lý co 3 khoang đảm bảo tốt nhất cho việc xử lý co rút triệt để của vải.
Vải sau khi xử lý cần được để nghỉ trên giá để hàng từ 4-6 tiếng.
Sau đó đóng gói bằng bao nilon và giao cho khách hàng.
Lưu ý; Vải sau khi xử lý co không cuộn lại để đảm bảo độ ổn định sau xử lý.